Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy(Phần I)
Tin tức
2411/2018

Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy(Phần I)

Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (sau đây chúng ta gọi chung là khu vực) có diện tích tự nhiên hơn 44.000 km2, sô dân khoảng 9 triệu người. Khu vực này còn có 2 huyện đảo xa bờ là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

Là dải lãnh thổ hẹp, bờ biền kéo dài hơn 700 km, phía Tây là dãy núi cao Trường Sơn, phía Đông là Biển, phía Bắc có dãy núi Bạch Mã, phía Nam là vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhất của cả nước - vùng Đông Nam Bộ. Miền duyên hải này có nhiều nhánh núi ăn ngang ra biển tạo nên nhiều bán đảo, vũng vịnh và bãi biển đẹp. Do đất đồng bằng nhỏ, sát biển nên nông nghiệp của khu vực bị hạn chế, bù lại là tiềm năng to lớn đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Khoáng sản không đa dạng, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa, vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Tuy nhiên, dầu khí “vàng đen” được đánh giá với trữ lượng lớn, đang tiếp tục mở rộng tìm kiếm và khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ (Gân 17 triệu tấn năm 2016). Tiềm năng thủy điện không lớn (khoảng 7.500MW) chỉ chiếm khoảng 22% tiềm năng thủyđiện cả nước nhưng đã có nhiều nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ đi vào hoạt động.

Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng Tây Nguyên, diện tích khoảng 1,8 triệu ha, độ che phủ rừng là 38.9%, trong đó, hơn 97%diện tích rừng là rừng gỗ còn lại là tre nứa và cây hoang dại thân mềm khác.

Với những điều kiện thuận lợi về giao thông, có đầy đủ hạ tầng cơ sở cho các loại hình vận tải. đường sắt, đường bộ, biển, hàng không cùng với chính sách hội nhập chung toàn quốc vùng Duyên hải này đã “chấm dứt vĩnh viễn thời kỷ ốc đảo” và đang thu hút được vốn đầu tư rất lớn (hàng trăm ngàn tỷ đồng và hàng tỷ USD) của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cho dự án ở các khu kinh tế: Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên) và Vân Phong (Khánh Hòa)... cùng một chuỗi đô thị ven biển đang phát triển nhanh như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phan Rang, Phan Thiết… Vì thế, dải đất này là hình ảnh của một thị trường tiều thụ hàng hóa phong phú, đặc biệt đối với vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép...

1. Kinh tế tăng trưởng cao, giáo dục phát triển bảo đảm một nguồn nhân lực cho phát triển

1.1. Đầu tư phát triển và thành tựu kinh tế

Nếu tính từ năm 2007 trở về trước, toàn khu vực chỉ có khoảng 300 dự án đầu tư với tổng vốn gần 4 tỷ USD (chiếm 4.9% tổng vốn đầu tư của cả nước) thì chỉ trong nửa đầu năm 2017, khu vực này đã thu hút được 62 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần nửa tỷ USD (485,1 triệu).

Dẫn đầu là Quảng Ngãi: 169 triệu USD đăng ký mới, sau đó là Bình Định: 91,8 triệu USD, Quảng Nam: 82,7 triệu USD… Trong đó, có một số dự án tiêu biêu như nhà máy tách và hóa lỏng khí (CHLB Đức), nhà máy nhựa đường Việt Nam của Hàn Quôc tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhà máy điện mặt trời và điện gió FUJIWARA Bình Định (Nhật Bản) tại TP. Quy Nhơn...

Tại Quảng Nam, nhiều dự án được khởi công và tăng vốn mở rộng như nhà máy Sasaki Shoko Việt Nam và nhà máy M&H Industry Việt Nam hay 46 nhà cung cấp linh kiện, vật tư cho Tập đoàn Mazda (Nhật Bản) thỏa thuận xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai, “siêu dự án” Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có vốn đầu tư 4 tỷ USD…

Điểm nổi bật của toàn khu vực là kiên định quan điểm phát triển bền vững, “nói không” với những dự án có thể gây ra tổn hại về môi trường. Điển hình là thành phố Đà Nẵng, một mặt trải thảm mời đón nhà đầu tư trong và ngoài nước, một mặt thành phố lại từ chối những dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường như dự án nhà máy phụ trợ dệt nhuộm, thép liên doanh và sản xuất bột giấy dù có số vốn đăng ký lên đến gân 5 tỷ USD.

Chính nhờ có quan điểm phát triển đúng đắn này, trong vài năm gần đây (2012 - 2016), toàn khu vực đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế. Theo số liệu thống kê của các tỉnh, chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2012 - 2016, GRRDP khu vực đã tăng gần 60% từ khoảng 295.000 tỷ lên tới trên 460.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 95.000 tỷ lên 161.000 tỷ đồng.

Trong 10 năm (2006 - 2016) với đà phát triển kinh tế cao, GDP nước ta đã tăng hơn 4 lần từ 1 triệu tỷ đồng (2006) lên tới gần 444 triệu tỷ đồng (2018). Nhiều tỉnh trong khu vực đã lạc quan xây dựng chiến lược phát trển kinh tế của mình với những kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng chóng mặt (có tỉnh tới gần 20%)

 

Nhưng tới năm 2016 và nửa đầu năm 2017 này, do bối cảnh Địa chínhtrị toàn cầu có nhiều xáo trộn như: sự kiện Brexit, nước Mỹ thay đổi nhiều trong chính sách ngoại giao (rút khỏi TPP, chấm dứt tham gia hiệp ước Chống biến đổi khí hậu...) rồi cuộc chiến chống lS ở Trung Đông, khủng bố xảy ra ở một số nước Tây Âu... hay tình hình căng thẳng biển Đông, đã tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam, làm cho mức tăng trưởng kinh tế của cả nước và các tỉnh khu vực này trong mấy năm gần đây chỉ có thể đạt ở mức 6 đến 7%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này cũng được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF đánh giá cao trong bồi cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn (tăng trưởng kinh tê EU từ 2,0% trong năm 2015 xuống còn 1,7% trong năm 2016 và sẽ tiếp tục suy giảm xuống còn 1,5% trong năm 2017, kinh tế Mỹ 2,4% năm 2015 , năm 2016 còn 2,2%, 2017 dự đoán có thể tăng trưởng đạt mức năm 2015).

1.2. Giáo dục và dạy nghề 

Cùng với sự phát triển về kinh tế, ngành giáo dục dạy nghề khu vực cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc; số lượng học sinh, sinh viên, công nhân nghề đều tăng, bảo đảm cung cấp cho nhu cầu nhân lực của công cuộc phát triển kinh tế xã hội.