Thông thường, sản xuất xi măng đòi hỏi phải nung đá vôi và đất sét ở nhiệt độ khoảng 1.500°C. Năng lượng dùng để nung hỗn hợp trên và các phản ứng hóa học kèm theo thải ra khí CO2, một quá trình mà các nhà khoa học cho là đóng góp khoảng 5-10% tổng lượng khí nhà kính của các ngành công nghiệp.
Sau khi xem xét quá trình chế tạo xi măng, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Roland Pellenq dẫn đầu (các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Massachusetts MIT-Mỹ) nhận thấy việc giảm tỷ lệ chất vôi so với thành phần đất sét giàu silica có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2. Trước nay, tỷ lệ vôi so với silica có thể dao động từ 1,2 đến 2,2, dù 1,7 được coi là tiêu chuẩn trong sản xuất xi măng. Nhưng khi so sánh thành phần hóa học, các nhà nghiên cứu xác định 1,5 mới là tỷ lệ tối ưu.
Hình ảnh (minh họa): Công nghệ mới của Mỹ về chế tạo xi măng giúp giảm lượng lớn khí CO2
Sự thay đổi nhỏ này về hàm lượng vôi có thể giảm đến 60% lượng khí CO2. Ngoài ra, hỗn hợp mới cũng được chứng minh có khả năng chống nứt gãy cao gấp đôi so với xi măng bình thường.
Tới đây, các nhà khoa học sẽ phải thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu hơn để đảm bảo phương pháp sản xuất xi măng mới có thể áp dụng vào quy trình kỹ thuật. Chuyên gia Pellenq cho rằng xi măng mới sẽ trở thành giải pháp hữu ích cho ngành công nghiệp dầu khí, giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ và nứt gãy đường ống.
Trước đó, một công nghệ tạo loại xi măng thông minh, có khả năng chịu được sức công phá của bom phá boongke được đăng trên tờ Economist, Iran.
Iran nằm ở khu vực dễ xảy ra động đất, và trận động đất gần đây nhất xảy ra ở TP. Bam ở miền nam Iran, cướp đi sinh mạng của 30.000 người. Đó là lý do các công trình sư Iran phát triển một trong những loại vật liệu cứng nhất thế giới.
Khác với xi măng thông thường, xi măng UHPC của Iran được trộn với bột thạch anh và các loại sợi đặc biệt, tạo nên loại xi măng chịu được áp lực cực lớn. Xi măng này phù hợp để xây cầu, đập, đường hầm, làm tăng sức chịu đựng của đường ống thoát nước, thậm chí thẩm thấu cả chất ô nhiễm.
Theo bài báo, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta lo lắng rằng, khi căng thẳng leo thang, thì các loại bom phá boongke của Mỹ có thể sẽ không vào được những boongke sâu nhất của Iran nếu loại xi măng siêu cứng này được dùng vào mục đích quân sự.
Hình ảnh: Áp dụng công nghệ Mỹ để tạo ra sản phẩm xi măng đặc chủng Thành Công
Xi măng đặc chủng Thành Công sản xuất theo công nghệ Mỹ. Đây là xi măng chuyên dụng, đặc biệt phù hợp cho các công trình lớn như: cao ốc, cầu cống, bến cảng, sân bay, bê tông mác cao, trụ, dầm chịu lực, bê tông khối lớn, bê tông chịu nhiệt, công trình ngầm, công trình ven biển, công trình trong môi trường nhiễm mặn, công trình đòi hỏi chất lượng bền vững...
Tại Việt Nam, xi măng đặc chủng Thành Công được sản xuất theo 2 tiêu chuẩn TCVN 7711:2013 và QCVN 16:2017 và tiêu chuẩn ASTM C1157/C1157M loại HS của Mỹ; tạo ra sản phẩm có đặc tính kỹ thuật ưu việt:
- Vữa, bê tông có độ dẻo cao, dễ thi công.
- Khả năng chống thấm tốt, giảm thiểu sự ăn mòn và phá hủy cốt thép, tăng tuổi thọ công trình.
- Bê tông có cường độ cao, bền sunfat, ít tỏa nhiệt, ít co ngót.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những đặc tính ưu việt khi áp dụng công nghệ Mỹ vào sản xuất xi măng, bạn vui lòng tham khảo bài viết: 8 đặc điểm nổi bật của Xi măng đặc chủng Thành Công
Hình ảnh: Xi măng Thành Công - sự lựa chọn SỐ 1 cho những công trình Bền, Đẹp
Để tìm hiểu thêm các vấn đề về xi măng, bạn có thể truy cập tại chuyên mục xi măng: http://tcgvn.com/vi/--xi-mang.html
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- TẬP ĐOÀN THÀNH CÔNG - THANH CONG GROUP JSC
- Văn phòng trụ sở chính: Số 10A Ngô Quyền, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- Email: thanhconggroup@tcgvn.com
- Điện thoại: 02203.897.703 - Hotline: 0979.07.36.68
TCGVN/xi-mang