12 cách trang trí nhà đón Tết Nhâm Dần ngập tràn không khí xuân sang
Tin tức
2701/2022

12 cách trang trí nhà đón Tết Nhâm Dần ngập tràn không khí xuân sang

Tết là thời điểm mọi gia đình cùng nhau sum vầy trang trí nhà cửa để đón chào một năm mới thịnh vượng, bình an. Trang trí nhà cửa đón Tết đã thành một thông lệ của mỗi gia đình Việt Nam. Tết đến xuân sang ai cũng mong nhà mình thật đẹp, ấm cúng để đón chào đón một năm mới với nhiều may mắn. Cùng tham khảo 12 cách trang trí nhà đón Tết ấn tượng ngập tràn không khí xuân sang nhé!

1. Trang trí cửa nhà với các phụ kiện, câu đối, lời chúc may mắn hạnh phúc

Vào ngày Tết, gia chủ nào cũng muốn nhà mình được trang trí thật đẹp để đón năm mới. Trong đó, cửa kính là một trong những vị trí quan trọng cần phải trang trí. Có rất nhiều cách để trang trí cửa kính trong ngày Tết để như sử dụng decal, vẽ tranh lên kính hay sử dụng những món phụ kiện như đèn dây, dây treo may mắn,...

Phụ kiện trang trí ngày Tết cũng góp phần không nhỏ khi chúng tô điểm thêm cho bầu không khí rộn ràng của ngày Tết càng thêm sinh động. Những loại phụ kiện thường được ưa chuộng dùng để trang trí ngày tết có thể kể đến như những câu chúc hoặc cặp câu đối, những túi tiền vàng thường được treo trên những cành đào, cành mai, lồng đèn đỏ,…

Trang trí cửa nhà với các phụ kiện, câu đối, lời chúc may mắn hạnh phúc

2. Dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên

Việc trang trí bàn thờ ngày Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta, bởi điều này thể hiện một đạo lí hết sức tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay, đó chính là lòng hiếu thảo, “uống nước nhớ nguồn”.

Muốn trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, trước hết, chúng ta cần lau dọn thật sạch sẽ, sau đó lần lượt bày mâm ngũ quả, bánh mứt, hoa tươi và các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét,… sao cho thật hài hoà và đẹp mắt.

3. Trang trí cây mai, cây đào tự làm để trang trí nhà

Nhắc đến Tết, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cây mai vàng rực rỡ hay những cành đào hồng tươi thắm là biểu tượng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về.

Đối với Tết xưa, người ta hay sử dụng những cành mai, cành đào hay chậu mai, chậu đào thật để trang trí. Ngoài ra còn có những loại hoa khác như hoa vạn thọ, hoa cúc, hoa mào gà,…

Ngày nay, vì nhu cầu tiện dụng, chúng ta còn có thể chọn mua những loại hoa mai, hoa đào giả được bày bán tại các hàng trên phố hay cũng có thể tự tay làm ra những cành hoa mai, hoa đào tại nhà với những vật liệu vô cùng dễ mua để trang trí cho ngôi nhà ngày Tết.

Trang trí cây mai, cây đào tự làm để trang trí nhà

4. Sử dụng thêm các loại đèn trang trí phòng khách

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng mang đến cho căn nhà của bạn một không gian ấm áp và cũng không kém phần lung linh trong ngày Tết. Ngoài đèn nháy dây được sử dụng phổ biến thì còn có rất nhiều sự lựa chọn đen trang trí ngày Tết cho bạn như đèn dây bóng tròn nhỏ hoặc đèn led, đèn quả mây, đèn chùm hoặc đèn lồng…

5. Bộ ấm trà đón khách

Một bộ ấm trà tươm tất để đón tiếp khách khứa là điều không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Với sự phát triển đa dạng như hiện nay, bên cạnh những bộ ấm trà với hoạ tiết truyền thống, bạn cũng có thể tham khảo những bộ ấm trà với nhiều màu sắc, hoạ tiết đa dạng được bày bán phổ biến khắp mọi nơi.

Bộ ấm trà đón khách

6. Hộp đựng bánh mứt đãi khách

Nếu như đã chọn được một bộ ấm trà tươm tất, dĩ nhiên sẽ không thể thiếu những chiếc khay đa dạng màu sắc bên trong đựng bánh mứt hay kẹo, hạt để đãi khách ngày Tết.

Khoảnh khắc cả nhà quây quần bên nhau cùng uống trà, nhâm nhi mứt Tết và chia sẻ về một năm cũ đã qua sẽ là những điều tuyệt vời đáng nhớ.

Hộp đựng bánh mứt đãi khách

7. Các loại trái cây trưng bày ngày Tết

Nhắc đến Tết, sẽ không thể nào thiếu đi sự hiện diện của mâm ngũ quả để bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên cũng như sự đại diện cho những ước về những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Những loại trái cây thường được chọn để bày trí trong mâm ngũ quả có thể kể đến như bưởi, dưa hấu, hồng, quýt, lê, táo đỏ, lựu, thanh long, mãng cầu, quả sung, dừa, đu đủ, xoài,…

Các loại trái cây trưng bày ngày Tết

8. Trang trí nhà bếp dịp tết

Ngoài việc dọn dẹp, trang trí phòng khách cũng như bày trí bàn thờ gia tiên, căn bếp gia đình cũng là một nơi cần được tân trang lại.

Những loại gia vị hay dụng cụ nhà bếp cần được sắp xếp gọn gàng trong các tủ đựng và các móc treo tường. Đối với những dụng cụ đã quá cũ, chúng cần được thay mới hoặc khử trùng, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cả gia đình.

Cần chú ý dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ những khu vực thường bám bẩn nhiều như bồn rửa,… Chúng ta cũng có thể mua thêm những vật dụng nhà bếp tiện nghi để đón năm mới và sử dụng decal trang trí để căn bếp gia đình trở nên xinh xắn, ấm cúng hơn.

Trang trí nhà bếp dịp tết

9. Sử dụng màu đỏ làm tone màu chủ đạo

Ngày tết cổ truyền của người Việt Nam chính là dịp để gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau một năm làm việc vất vả.

Trong không khí thiêng liêng của những ngày Tết cổ truyền, màu đỏ được xem như sắc màu chủ đạo để tượng trưng cho sự đầm ấm, thiêng liêng và may mắn, tài lộc gõ cửa theo quan niệm của ông cha ta từ xưa đến nay.

Ngày Tết Việt Nam, sắc đỏ xuất hiện khắp nơi, từ bàn thờ gia tiên cho đến góc bếp, cửa sổ, lối đi, góc vườn, ngõ phố... thể hiện niềm mong ước tài lộc và may mắn của gia chủ.

Nơi trong nhà có tần suất sử được dụng nhiều nhất vào dịp Tết chính là phòng khách. Phòng khách của người Việt ngày Tết thường bày trí đôi câu đối, gối tựa sofa màu đỏ thêu chữ Phúc - Lộc - Thọ hay hình rồng phượng, mai lan cúc trúc hay thảm trải sàn màu đỏ sẽ làm cho không gian trở nên ấm cúng và rực rỡ hơn.

Sử dụng màu đỏ làm tone màu chủ đạo

10. Mâm trái cây đón Tết phải đầy đủ ý nghĩa để cầu chúc may mắn

Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết của người Việt với ý nghĩa chung sâu sắc là mâm lễ dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu cũng như ước mong những điều tốt lành trong năm mới.

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời, tượng trưng cho “ngũ hành”, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ, mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở.

Chính vì thế, vào mỗi dịp Tết cổ truyền, ông cha ta đã chọn năm loại trái cây để bày mâm lễ cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý kính dâng lên đất trời thành quả lao động một năm qua và cầu chúc những điều tốt đẹp cho năm mới.

Mâm trái cây đón Tết phải đầy đủ ý nghĩa để cầu chúc may mắn

11. Không nên mua thêm nhiều đồ trang trí

Đồ trang trí sẽ là những thứ hữu dụng và cần thiết để khiến ngôi nhà nhỏ của bạn trở nên sinh động, đẹp mắt hơn vào dịp Tết cổ truyền.

Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý chọn mua đồ trang trí vừa phải và phù hợp, chỉ nên mua những thứ cần thiết như cành mai, cành đào, câu đối, tranh thờ,… điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sự rườm rà trong việc trang trí ngày Tết cũng như tránh lãng phí.

Không nên mua thêm nhiều đồ trang trí

12. Giữ nhà ở luôn sạch sẽ

Luôn giữ nhà ở sạch sẽ cũng là một điều đáng chú ý trong mỗi dịp Tết. Không gian bên trong và cả bên ngoài ngôi nhà luôn cần được dọn dẹp sạch sẽ để đem lại sự thoải mái, thoáng đãng cho khách đến chúc Tết cũng như chính gia đình bạn.

Giữ nhà ở luôn sạch sẽ

 

Nguồn: Tổng hợp