Hiện nay, việc xây nhà có tầng hầm đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn, bởi nó không chỉ đem lại công năng sử dụng đa dạng mà còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng thêm một tầng nữa. Vậy có nên xây nhà có tầng hầm?
Tầng hầm nhà phố hay các công trình nhà ở dân dụng là không gian khá phổ biến trong các khu nhà đô thị, một giải pháp tiện ích giải quyết được chỗ để xe và hệ thống kĩ thuật, cũng như tăng diện tích sử dụng hữu ích. Tuy vậy, vấn đề chống ẩm và thoát nước... nếu không bố trí và có những thiết kế hợp lí, tầng hầm có thể gây trở ngại trong quá trình sử dụng.
Các lợi ích khi xây nhà có tầng hầm
- Không gian chứa các loại máy móc, hệ thống điều hòa: Nếu bạn không muốn tốn chi phí xây thêm kho trữ đồ, hãy tận dụng tầng hầm làm nơi lý tưởng để chứa các loại máy móc, hệ thống điều hoà hay đồ đạc không sử dụng đến, đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Nâng mặt bằng của các tầng khác cao hơn: Việc xây dựng tầng bán hầm tương ứng với việc mặt chung của ngôi nhà sẽ được nâng lên cao hơn. Từ đó, ngôi nhà của bạn sẽ thông thoáng hơn, đón nhận ánh sáng tự nhiên được nhiều hơn và cũng chống ẩm khá tốt.
- Làm gara để xe: Đối với những căn nhà ống đẹp, tầng hầm sẽ là nơi phù hợp để làm gara để xe. Bởi vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng cho không gian nếu được thiết kế hợp lý.
Ngoài là nơi để đổ xe hay chứa đồ đạc tiết kiệm diện tích để đồ, tầng hầm nếu cải tạo đúng cách còn có thể trở thành không gian trưng bày, lưu trữ nhiều bộ sưu tập. Thậm chí còn có thể trở thành phòng xông hơi, phòng vui chơi giải trí.
Những lưu ý khi xây nhà có tầng hầm
Để tầng hầm sau khi xây dựng không trở nên bí bách và chật chội khi sử dụng. Khi thiết kế nhà có tầng hầm bạn cần nên lưu ý những vấn đề sau:
- Kích thước của tầng hầm: Nếu xây tầng hầm cho nhà ở nên có kích thước hợp lý phù hợp với quy mô tổng thể ngôi nhà. Nếu xây dựng tầng hầm cho nhà máy, xí nghiệp hay khách sạn cần có quy mô lớn hơn và tích hợp được nhiều tính năng thông dụng hơn trong quá trình đo đạc kích thước.
- Độ dốc của tầng hầm: Độ dốc tầng hầm đóng vai trò lớn quyết định không gian tầng hầm có thoải mái hay không? Nếu độ dốc quá lớn sẽ gây ra những bất tiện và nguy hiểm cho gia chủ. Độ dốc tầng hầm phù hợp không vượt quá 15 đến 20% với chiều sâu tầng hầm.
- Ánh sáng và độ thông thoáng: Tầng hầm nằm phía dưới lòng đất nên thiếu ánh sáng. Cho nên, khi xây dựng tầng hầm cần phải có ánh sáng nhất định để đảm bảo không gian sinh hoạt, lưu trữ đồ đạc tốt hơn. Ánh sáng tầng hầm cần bố trí hợp lý để cung cấp đủ lượng ánh sáng. Đồng thời, chú ý độ thông thoáng, và thông gió và thông mùi để phòng không bị ngạt, tù túng.
- Đảm bảo chống thấm, chống ngập: Tầng hầm ở dưới mặt đất cho nên tỷ lệ ngập là rất cao. Việc chống ngập cho tầng hầm cần được cân nhắc kỹ càng trước khi xây dựng. Bạn cần trao đổi với kỹ sư xây dựng để đưa ra những tình huống giả định để từ đó lực chọn cho độ cao của hầm. Sử dụng những vật liệu và công nghệ chống thấm cho phù hợp nhất.
- Đảm bảo xây dựng đúng kỹ thuật và an toàn: Trong quá trình thi công tầng hầm cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật, bảo vệ an toàn cấu trúc nhà ở và các công trình xung quanh. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho ngôi nhà bạn mà còn giữ an toàn cho những ngôi nhà xung quanh. Tầng hầm cần phải lắp thêm hệ thống báo cháy và báo khói.
TCGVN/Tin-tuc